Bạn đã bao giờ có cảm giác bỗng dưng thèm muối hay dễ hiểu hơn là thèm đồ mặn chưa? Trên thực tế, đây là một tình trạng khá phổ biến. Hôm nay, cùng BlogAnChoi khám phá lý do của việc thèm muối này nhé!

1. Mất nước

Bạn thường nghe về việc ăn mặn sẽ khát nước nhưng bạn có biết mất nước cũng là nguyên nhân khiến bạn thèm muối? Nguyên nhân là do khi bạn không uống đủ nước, nồng độ natri và chất điện giải của sẽ giảm, cơ thể sẽ bắt đầu thèm muối để bổ sung chúng. Lúc này, tốt nhất là bạn nên bổ sung nước có chứa chất điện giải.

mất nước cũng là nguyên nhân khiến bạn thèm muối
Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến bạn thèm muối (Ảnh: Internet)

2. Bệnh Addison

Suy thượng thận (bệnh Addison) là một rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone. Một triệu chứng phổ biến của bệnh Addison là thèm muối. Ngoài ra, tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, đau dạ dày, chuột rút, yếu cơ, huyết áp thấp và tăng sắc tố,…cũng là những biểu hiện thường thấy của bệnh Addison. Chính vì thế, nếu bạn bỗng dưng thèm muối đi kèm với những triệu chứng này, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán sớm.

Bệnh Addison
Một triệu chứng phổ biến của bệnh Addison là thèm muối (Ảnh: Internet)

3. Hội chứng Bartter

Hội chứng Bartter là là một nhóm các bệnh di truyền hiếm gặp gây ảnh hưởng đến thận. Những người mắc chứng rối loạn di truyền này thường bị thiếu natri mãn tính vì khả năng tái hấp thu muối của thận bị suy giảm. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện giải như canxi và kali. Hội chứng Bartter thường được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Các triệu chứng thường gồm: chậm tăng cân, huyết áp thấp, sỏi thận, đi tiểu thường xuyên, táo bón, chuột rút cơ và yếu cơ. Bệnh thường được kiểm soát bằng cách bổ sung muối, magie và kali.

Hội chứng Bartter
Hội chứng Bartter cũng có thể là nguyên nhân của việc thèm muối (Ảnh: Internet)

4. Xơ nang

Xơ nang là một căn bệnh di truyền liên quan đến hệ tiêu hóa và phổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thèm muối. Nguyên nhân là do cơ thể không bị thiếu hụt natri. Giống như hội chứng Bartter, xơ nang thường được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ và được kiểm soát bằng cách bổ sung các chất cần thiết.

Xơ nang
Xơ nang là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thèm muối (Ảnh: Internet)

5. Căng thẳng mãn tính

Căng thẳng mãn tính cũng là nguyên nhân khiến bạn thèm muối. Nguyên nhân là do căng thẳng khiến tuyến thượng thận tiết cortisol và các hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn, đặc biệt là các món ăn vặt nhiều đường, chất béo hoặc muối. Có nghiên cứu chỉ ra rằng lượng natri cao có thể làm giảm cortisol. Như vậy, việc thèm muối có thể là giải pháp cơ thể giảm căng thẳng.

Căng thẳng mãn tính cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thèm muối (Ảnh: Internet)
Căng thẳng mãn tính cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thèm muối (Ảnh: Internet)

6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Thèm ăn mặn có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào và thường thèm ăn những thực phẩm giàu natri, hãy trao đổi với bác sĩ ngay lập tức.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng thèm muối (Ảnh: Internet)

7. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Nhiều phụ nữ dễ bị PMS trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Một triệu chứng phổ biến của hội chứng này là thèm ăn, đặc biệt là các món ăn mặn hoặc ngọt. Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể gây ra tình trạng mất nước nhẹ, làm tăng khả năng thèm muối của cơ thể.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Một triệu chứng phổ biến của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là thèm ăn, đặc biệt là các món ăn mặn hoặc ngọt (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

5 tác hại của thức khuya đối với nam giới cực kỳ nghiêm trọng

Thức khuya không chỉ có hại đối với nữ giới mà còn ảnh hưởng nhiều đến nam giới. 5 tác hại của thức khuya đối với nam giới cùng cách từ bỏ thói quen này mà BlogAnChoi tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn đấy, xem ngay nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận